Tìm hiểu về phân thủy sinh
Khám phá những con số trong bể cá cảnh
Cần Biết Khi Nuôi Cá Cảnh Biển
Khái niệm về cá Rồng
Tranh Thác nước hình ảnh cá chép và ý nghĩa
Sắc Màu Cuộc Sống
Cách tốt nhất để kích hoạt vận may trong nhà
NHững nguyên tắc phong thủy cho hồ cá trong nhà
Cách phân loại Huyết Long (phần 1)
Huyền thoại huyết long ( phần 2)
Fanpage
Thống kê
Đang online: 6
Tháng này: 823
Tổng truy cập: 380554
Tìm hiểu về phân thủy sinh
Ngày: ( 15-04-2014 - 11:51 AM ) - Lượt xem: 2410
Cây thủy sinh trong bể cũng như cây mọc trên mặt đất, muốn phát triển đều cần chất dinh dưỡng được lấy từ nền đáy.
Các nhà thực vật học và các nhà nông học đã xác định cây muốn mọc cần 17 loại nguyên tố, lấy từ đất như azote (đạm), photphat, kali, canxi, magie và lưu huỳnh được gọi là đa lượng vì nó cần một số lượng lớn. Còn chất vi lượng là những chất cần thiết. Trong số đó như bazo, coban, đồng, sắt, mangan, molybden và kẽm. ngược lại cacbon, hydrogen và oxygen cấu thành 95% tế bào thực vật đều được lấy từ không khí và nước.
Cây thủy sinh dùng rễ hoặc thủy bào để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong môi trường nó đang sống. Vì thế, lượng phân nền đảm bảo ngày từ trong quá trình “set up” bể cá cảnh
Nền đáy tốt ( hỗn hợp đất sét và mùn_ than bùn)
Nền đáy một bể cá cảnh cây cần phải có một số điều kiện cơ bản, nó điều tiết được các chất vi lượng. Tất nhiên nó phải chứa nhiều chất dinh dưỡng cây có thể hấp thụ được và không chứa các chất hữu cơ có thể phân hủy được. Cấu trúc của nền phải đủ nhẹ cho phép nước lưu thông được, làm cho cây trao đổi thuận lợi và rễ phát triển tốt không bị đè ép làm thối. Và nếu cần phải có PH từ axit đến trung tính thì tốt hơn, ngoại trừ một vài cây thuộc chi Tiêu thảo và một vài loại Tóc tiên ưa thích nền kiềm hơn. Cho nên nền lý tưởng là một hỗn hợp đất sét và than bùn và cho thêm một ít kaly. Tất cả trộn vào cát.
Trong sự phối hợp đó, than bùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. pH hơi axit nhẹ cho phép chuyển một số nguyên tố có trong đất làm cho cây hấp thu được. Nếu dùng đất vườn có nhiều thực vật thối nát chưa phân hủy hết sẽ tiếp tục phân hủy trong bể cá để phát sinh nhiều rêu. Vì vậy đất vườn và cả phân oải đều cần dùng.
Đất sét là một nguyên liệu gần như trơ về mặt hóa học và ưa nước. Nghĩa là nó có khả năng hấp thụ được một lượng nước lớn. Những chất vi lượng có trong than bùn thường có ở trên mặt được dự trữ và giải phóng dần dần theo nhu cầu. Chất canxi chủ yếu có trong hỗn hợp đất sét – mùn, nó cố định vào bề mặt đất sét và đóng vai trò chất đệm. Dần dần rễ cây hút các chất khoáng hòa tan trong đất, đất sét giải phóng các ion canxi để giữ thăng bằng. Ngược lại sự khoáng hóa sinh ra quá nhiều chất khoáng, đất sét đóng vai trò giữ lại và giải phóng canxi. Sự có mặt của yếu tố này trong đất rất cần thiết cho sự hấp thu các nguyên tố vi lượng thực vật.
CÁC LOẠI PHÂN
Các loại phân có nhiều tác dụng trong bể, nó làm giàu các nguyên tố đa lượng và vi lượng làm thỏa mãn nhu cầu cho các loại cây trong bể. Các loại phân chỉ thay thế được nền đất với các bể trồng các loại cây ít đòi hỏi.
Trên thị trường cây cá cảnh có rất nhiều loại phân khác nhau, có nhiều công thức tiên tiến có thể tác dụng trực tiếp trên tế bào thực vật.
Phân nào tác dụng đó
Có loại phân cứng bán dưới dạng viên dẹp hoặc viên tròn để vùi xuống nền, có loại phân lỏng để châm vào nền đáy hoặc hòa tan trong nước. Loại đầu rết thích hợp cho cây mọc hình hoa thị như các loại tiêu thảo, các loại lá trầu hoặc các loại lớn chậm và lấy thức ăn chủ yếu trong đất nền. Loại thứ hai thích hợp cho cây có cuống thân như các loại vảy ốc, luân thảo, hồ điệp, các loại dừa nước, các thoại thanh điệp, đại trung liễu lá có những thủy bào có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Điều này đã giải thích được hiện tượng cây vẫn phát triển mặc dù rể chưa mọc. Loại phân viên cứng phải vùi xâu vài cm và cách gốc 4-5cm nơi có rể mạng nhiều sẻ hấp thụ. Cách này cho phép ta có thể xác định được liều dùng tùy theo cây, đặc biệt với cây đòi hỏi nhiều. Cách này còn tránh được rêu phát sinh hơn là dùng phân nước hòa tan. Những loại phân nước cần phải đong liều lượng thích hợp với dung tích bể. Còn khi thay nước chỉ cho thêm liều phân nước tương ứng với phần nước đã thay chứ không theo dung tích toàn bể. Nếu cho quá liều thì tảo hại sẽ phát sinh nhanh làm hại cây. Muốn tăng cường sự phân tán phân trong nền hoặc muốn nuôi một loại cây đặc biệt, ta có thể tiêm phân lỏng vào nền đất bằng một ống tiêm.
Dù rằng ta chọn một công thức nào thì ta phải giới hạn trong các công thức dùng cho bể cá. Những sản phẩm phân dùng cho cây cảnh thường có quá nhiều đạm (N), photpho (P) và fotat (K) và dùng cho cây thủy sinh để phát sinh rêu không kiểm soát nổi. Hơn nữa lượng Nitrat quá cao sẻ rất nguy hiểm cho cá.
Chúc bạn luôn có một bể cá thủy sinh đẹp.